Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

ÁO DÀI YÊU LẮM NGƯỜI ƠI

                                   Cổng trường hò hẹn gì đâu
                            Bao con tim rộn ngát mầu áo bay
                                   Đưa tay em vuốt sợi này
                            Sợ kia hờ hững lắt lay tim người
                                   Ngập ngừng mỗi bước mỗi rơi
                            Từng lọn nắng trời từng nét mi ai
                                   Hỡi ôi gió chẳng chiều người
                            Chở nhiều hương vị cho đời ngất ngây
                                   Hẹn em trong hội hoa này
                            Phải nhờ ríu rít một bầy chim xanh  
                                   Yêu kiều nắng đọng đầu cành
                            Mơn man hôn gió vờn quanh áo người

                                                              C.D.M.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

SÀI GÒN ĐÂU CẦN NHẬP TỊCH



____________

Vũ Thế Thành

Đã nhiều lần tôi ước mình sinh ra đâu đó ở miền quê, có sông suối, núi đồi, vườn cây hoa lá, để lâu lâu về quê lại có những “đêm buồn tỉnh lẻ”, về Sàigòn kể chuyện làm quà ra cái điều lãng mạn.

Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sàigòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạc lon, đánh đáo, giựt cô hồn…Thả diều không được vì ông già Mười, nhà có xe hơi xách baton rượt, sợ vướng dây điện. Tụi tui lấy kẹo cao su gắn dính vô chuông cổng nhà ổng rồi bỏ chạy. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cát tê, xập xám…
Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao:“…Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tui, em đụng tui, em nói tui đui…”. Tội nghiệp bản “Kiếp nghèo” của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông- tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến gánh nước thuê, cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.
Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cũng cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi. Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sàigòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?
Mà nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ…chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sàigòn, không khí Sàigòn, cơm gạo Sàigòn, đầu Sàigòn, tim Sàigòn,… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi cứ bám riết cái Sàigòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không phải là dân Sàigòn.
Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong lũy tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sàigòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xòa đón nhận.
Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, Oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xi nê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hòa… cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít: “ Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…”. Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.
Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sàigòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sàigòn mà thấy hình như mình vẫn không phải là dân Sàigòn. Vây ai là dân Sàigòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?
Sàigòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sàigòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tùy lúc. To nhất có lẽ khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận vùng Biên Hòa. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sàigòn. Ngay trước 1975, Saigòn rộng chừng 70 km2, có 11 quận, từ số 1 đến 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức,.. còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sàigòn rộng tới 2.000 km2.
Sàigòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận với văn minh Tây phương sớm. Đất lành chim đậu. Người miền Nam đổ về nhiều. Dân Sàigòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân, khai phá, hành trang không có bờ rào lũy tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.
Sàigòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng thiệt mà đãi nhau. Sàigòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa luôn. Đối tượng nói thách của họ là khách hàng, chứ không cứ gặp khách tỉnh mới nói thách. Dân Sàigòn lơ mơ cũng mua hớ như thường. Thuận mua vừa bán mà.
Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như ở Sàigòn. Dân tứ xứ về đây lập nghiệp nhiều. Có máu lưu dân trong người, dân Sàigòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sàigòn, chứ Sàigòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sàigòn, chứ dân Sàigòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được
Dân Sàigòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sàigòn”. Trời đất! Sàigòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia mới giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Đổi đời, Sàigòn biết sợ. Sàigòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sàigòn đâu đó còn chút máu “ kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sàigòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc trên người tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất Sàigòn này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, 10 tuổi đã lưu lạc lên Sàigòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản “Kiếp nghèo” và khá giả từ đó.
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sàigòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt vào nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sàigòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước vì lợi ích chung. Chợ hoa là một chút văn hóa của Sàigòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sàigòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sàigòn vẫn là Sàigòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất Sàigòn này. Sàigòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sàigòn? May ra những người xa Sàigòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “ Sàigòn còn mưa không?”. “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sàigòn chết…mẹ!”. Sàigòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.
Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài hát “ Kiếp nghèo” vọng ra từ quán cà phê cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly cà phê. Giọng Thanh Thúy sao da diết quá : “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…”. Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “ Thầy hai đọc báo…”. Hai tiếng “thầy hai” nghe quen quen…Tự nhiên tôi thấy lòng ấm lại. Sàigòn từ tâm, Sàigòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sàigòn từ thưở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.

Vũ Thế Thành

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

CHIỀU HẬU GIANG

                              Bên sông ráng đỏ đẹp phù sa
                              Sóng lặng trời êm thôn xóm xa
                              Trôi mãi lục bình không quay lại
                              Bến phà đứng lặng đợi người qua
                              Lấp Vò qua mộ thương ông Nguyễn  (1)
                              Lưu luyến hồn ai bóng xế tà
                              Để lại văn chương khuyên lũ nhỏ
                              Học hành cố gắng tránh phù hoa

                                                                  C.D.M.

   (1) -  Mộ cụ Nguyễn Hiến Lê ở Lấp Vò  

BIỆT LY CHIỀU

                                    Qua sông để lại người yêu
                             Người về nhặt nụ yêu kiều nở hoa
                                    Ta đi hái quả vô già
                             Cuối trời vẫy gọi lời thơ vô tình
                                    Quên ta rồi lại quên mình
                             Luân hồi gió sớm hóa sinh sương chiều

                                                              C.D.M.

CÁM ƠN CÓC

                       Thơ cóc cũng hay lắm lắm mà
                       Nghiến răng nhắn nhủ lão trời ra
                       Tài lanh cũng giuộc xêm xêm quỷ
                       Láu cá một phường giống giống ma
                       Lười biếng làm mưa khi còn trẻ
                       Láo lơ siêng nắng lúc về già
                       Nếu không có cóc ta lên tiếng
                       Lão cứ hành dân nực lắn nha

                                                    C.D.M.

CỬA CHÙA


C
A CHÙA!
Tôi đã tri qua nhng ngày u thơ trong mt ngôi làng nh, ngôi làng nh này có mt ngôi chùa nh, ngôi chùa có mt ông thy, mà chúng tôi gi là ông thy chùa.
Nhng ngày còn nh, cũng không nghe ai nói, tôi không biết rõ là thy ăn chay hay ăn mn, cũng không thc mc vì sao thy có v, có con. Thy có nhim v gi chùa, hương khói và thnh thong chúng tôi thy có người mi thy đến nhà cúng kiếng, tng kinh gõ mõ. Lũ tr chúng tôi thường gi thy là Thy Chùa vì thy thy và coi sóc cho ngôi chùa ca làng, thy thy thnh thong đi cúng, nên có đa gi thy là Thy Cúng. Người Vit Nam vn ln ln ba v, là Thy Tu, Thy Chùa và Thy Cúng, như nhng ngày còn nh, chúng tôi không h phân bit, c nghĩ ba người cũng như mt, cũng như chng h biết s khác nhau gia các môn th dc, th thao và tp võ.
Chúng tôi coi ngôi chùa làng là nơi yên tĩnh nht, đó ch nghe có tiếng tng kinh gõ mõ, thnh thong còn nghe tiếng chuông chùa ngân nga, và vào nhng bui trưa mùa hè, thơ thn trong sân chùa chúng tôi còn nghe tiếng lá bàng rng trên sân. Chùa ca tôi trong tui u thơ mê văn chương là ngôi chùa mang tên Ði Mai trong “Vang Bóng Mt Thi” ca Nguyn Tuân, nơi thường có người đến xin nước trong giếng chùa đ pha trà. Chùa ca tôi thi vùi mình trong thế gii ca T Lc Văn Ðoàn là ngôi chùa Long Giáng trong “Hn Bướm Mơ Tiên” ca Khái Hưng. Chùa ca tôi ca thi mi ln mơ mng là ngôi chùa Linh M, mà mi chiu nghe hi chuông, tôi có cm tưởng như âm thanh ca tiếng chuông chùa có th làm rung đng được mt nước trên dòng sông Hương.
Tôi luôn luôn mang ý nghĩ chùa luôn luôn là nơi tĩnh lng và vng v nht, nên khi ln lên thy chùa “chn lao xao”, gn gũi vi trn tc, lòng tôi cm thy mt mát đi mt điu gì. Trên sân khu “đi” được dng lên ti mt sân chùa mà bi cnh có ghi là ngày Ði L Pht Ðn, tu sĩ cùng lên sân khu trình din vi ca sĩ. Trong khi mt nam ca sĩ hát bài “Ði Tôi Cô Ðơn” ca Nguyn Ánh 9 thì v tu sĩ nhi li bài hát này thành “Ði Tôi Ði Tu”. Ca sĩ va hát xong câu “đi tôi cô đơn, nên yêu ai cũng đn đau” thì thy tiếp li “đi tôi đi tu nên tôi phi ăn chay...” Trong tiếng nhc xp xình và tiếng reo hò c vũ ca “thin nam tín n”, tu sĩ này li “t biên t din” hát tiếp: “Ði tôi đi tu nên tôi phi mc áo nâu”, ri “đi tôi đi tu nên phi co đu... không đ râu!” Mt tu sĩ tr tui khác lên sân khu choàng cho thy mt vòng hoa, ri quý tín n reo hò: “bis... bis”. Nói theo văn chương bình dân: thit là vui hết biết! Hot cnh này được ph biến trên You Tube khp nơi cho bà con xa gn biết đến ging hát ca thy. (http://www.youtube.com/watch?v=yfUbz_gy8xk)
V này thích ánh đèn sân khu đã đành, nhưng li đem chuyn tu hành lên đây mà diu ct đ mua tiếng cười ca bá tánh, tht khó coi. Người đến chùa li không ý thc được s vic, thy thy lên sân khu hát hng, mà li hát tếu thì ly làm vui như gp được Bo Quc, Tùng Lâm. Có v n tu li lên sân khu, mc áo rn ri, đóng vai người lính VNCH đ hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, tht là đem chuyn trn tc vào chn thin môn.
Ngày nay nhc đo, nhc thin không có my vì không có ai sáng tác, sáng tác ra không có người hát. Không ai đem nhc đo vào khiêu vũ trường hay sòng bài, nhưng nhc đi bây gi đem vào chùa chin quá nhiu, ca nhc cho người đến chùa vui, ch nào vui thì đông người, đông người có chuyn “hùn phước” ln, phước ln thì chùa ln, chùa ln thì thy vui mà đ t cũng vui. Thói đi, người ta thích lui ti chùa ln hơn là đi chùa nh. Không có bn nhc tình ái nào b cm hát trong sân chùa, nên t “anh yêu em”, hay “tình ph tình l”, nhng gì than vãn, kh đau ca cuc đi này đu được các ca sĩ đem vào chùa. Có khi v tr trì ngi ch ta bui ca nhc, được người MC kính cn thưa: -“Thưa Thy Thy thích yêu cu bài gì?” -“Mình ơi!” Thy đáp, không cn mt giây suy nghĩ. Ðám đông reo hò. Xin quý v mt tràng pháo tay! Vui quá là vui! Ca sĩ thì đương nhiên phi phn son, ăn mc hp dn, đôi khi thiếu kín đáo, đó là chưa nói chuyn h hang đang đng trên bc cao. Vào chùa mà hát nhc đo thì ai nghe, người ta kêu bun ng!
Ti mt ngôi chùa ln, trong mt ngày l ln ti Texas, tác gi bài viết này có dp tham d, đã mc kích chuyn ca sĩ “lơn” nhau trên sân khu. Nam ca sĩ ni tiếng này được mi t Cali sang, sau mt màn song ca, đã cao hng nói vi n ca sĩ: “Em ơi! Có mt vic mà anh làm mt mình không được! Em giúp anh đi!” Thế mà đám đông trn tc cũng cười ri v tay.
Vì sao bây gi chùa li gn ch đông vui, có đt pháo múa lân, không khác gì đi. Chùa xây gn ch nghĩa là đem đo vào đi, đ cm hóa, xây dng con người nhưng đem nhc tình ái vào chùa là đem đi ô trc vào đo. Thay vì người có lòng vi đo, c xúy cho nhc đo, hát lên cho lòng thanh thn trong sch, đó là công đc, còn như ly điu vui làm trng là phá đo. Chùa chin không phi là nơi thi hoa hu, dù là hoa hu áo lam, cũng phi là nơi c xúy loi nhc “yêu em tht lâu, yêu em tht sâu”. Nếu ngày nay lên chùa là vì ham vui, hay làm cho chùa vui đ thiên h đến chùa cho đông, thì đo Pht chng my chc mà suy vi. Chn thin môn mong được nghe tiếng kinh k và mùi trm hương, không phi là nơi đượm mùi son phn và li ca hát trn tc. Ti M, tôi là người đã có dp, mi đây thôi, gp g nhiu tu sĩ còn tr tui, ln lên sau năm 1975, được đào to ti Vit Nam, đã được gi đi du hc n Ð, hút thuc và ung bia mt cách công khai trước mt tôi, như vy làm sao biết được nhng hành đng khác chn riêng tư.
Cnh và người thay đi quá nhiu, mà lòng đa tr năm xưa, dù ngày nay đã tr thành mt ông già gn đt xa tri, vn không có gì thay đi, vn như còn nghe tiếng lá bàng rng trong sân chùa ca nhng ngày tháng cũ.

Huy Phương





Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

CHÀNG CHĂN CỪU

                                 Trời đêm mênh mông đầy sao
                                 Nhìn xa nhìn xa khắp trời
                                 Ai biết lòng tôi mơ mộng
                                 Buồn vui cùng những sao trôi

                                 Ngây thơ ai biết lòng tôi
                                 Tôi biết lòng ai xa vời
                                 Dù đi ngàn đời không tới
                                 Dù nói ngàn lời không suôi

                                 À Mà ai cấm tôi ước
                                 Ước sao người đẹp muôn đời
                                 Càng ước càng thấy xa quá
                                 ... Người đã ngủ trên vai tôi

                                                             C.D.M.      

LÃO TẦN

                         Sức ép Bắc phương ghê gớm nhỉ
                         Làm sao giải nổi nỗi lo này
                         Ngoại giao buôn bán lo kiếm lợi
                         Lão Tần hăm hở múa cùng may
                       
                         Mặc cho tướng Nhạc lao hãn mã
                         Làm mất láng giềng quá hung hăng
                         Đếu cáng , hiểm hung thằng mất dạy
                         Chìa tay hảo lớ nhục ai bằng

                         Mỗi khách du qua đều gõ tượng
                         Trút cơn quá giận kẻ gian manh
                         Mi dốt và ngu nên nghiệp báo
                         Vợ mi đánh rắm thối thiên đình

                                                          C.D.M.

TÂU BA VUA

                                 Ai ưỡn ẹo trước tượng Lý Thái Tổ
                                 Ai bầu trò vô phúc trước rùa thiêng
                                 Đống đa kia không làm người cảm động
                                 Người đành lòng chấp nhận cảnh vô duyên

                                 Tấu các ngài hồn thiêng còn phảng phất
                                 Thương xót dân ta lạc lõng quê mình
                                 Xin các ngài gióng lên hồi trống trận
                                 Đây Thăng Long , Đông Đô , Bắc Thành

                                 Giữ nước hẳn khó hơn là mở nước
                                 Nhưng một lòng hòa hơp với yêu thương
                                 Nước non này giờ đây và mãi mãi
                                 Vọng tưởng các ngài chân mệnh Đế Vương

                                                                  C.D.M.
                                 

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

TUỔI HẠC


Tuổi Hạc



____________

conhac021414



Nguyễn Ngọc Ngạn
Cách đây mấy năm tôi làm M.C. cho Hội Chợ Tết cộng đồng. Nhân lúc nhường lại sân khấu cho các chính khách Canada thay nhau lên phát biểu, tôi đi lang thang thăm các gian hàng. Lúc ghé vào Làng Việt Nam thì có mấy cô gái chạy lại chào tôi. Một cô đang cầm tờ Đặc San TUỔI HẠC hăm hở nói với tôi:
- May quá cháu gặp chú… Tuổi Hạc là tuổi gì chú Ngạn?
Vì không có thì giờ nên tôi trả lời vắn tắt:
- Cháu chỉ cần hiểu một cách đơn giản: Tuổi Hạc tức là tuổi già. Như vậy là đủ rồi!

- Con nhỏ này nó cãi với cháu là tuổi Hạc cũng giống như tuổi Ngọ, tuổi Mùi. Cháu nói không phải, vì cháu tìm trong mục Tử Vi Trọn Năm trên tờ Thời Báo thì không thấy có tuổi Hạc!
Đến lượt tôi phì cười vì lần đầu tiên nghe một chuyện lạ. Các cháu lớn lên ở bên này không biết nhiều về văn hóa Việt, nên có cháu lầm tưởng con Hạc cũng nằm trong 12 con Giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão… và khi cầm tờ Đặc San TUỔI HẠC thì cháu yên trí đó là sách đoán vận mạng trọn năm dành riêng cho những người tuổi Hạc! Cũng có thể do một “người lớn” nào đó nói đùa với các cháu như vậy và các cháu tưởng thật nên hỏi tôi cho chắc. Tôi nói:
- Theo tử vi của Tàu thì trong 12 con Giáp không có con Mèo nên họ thay bằng con Thỏ, nhưng cả Tàu lẫn Ta đều không có con Hạc!
Các cô cám ơn tôi rồi hân hoan kéo nhau đi.

Nhớ lại câu chuyện vui năm ấy, tôi muốn viết đôi dòng về con Hạc, bởi vì nếu cứ theo cách nói của môn tử vi nhân gian thì tất cả những người già như tôi đều đang “cầm tinh con Hạc”, và rồi thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, ai ai cũng sẽ cầm tinh con Hạc, không có ngoại lệ.
Ở Mỹ và ở Canada, tuổi cao niên thường được gọi bằng một cái tên rất đẹp là “golden age” (tuổi vàng), nhằm bày tỏ lòng quý trọng đối với lớp người đã một đời đóng góp tài năng và công sức cho xã hội. Hồi mới qua đây, tôi coi cuốn TV Guide, thấy có show “Golden Girls” tôi cứ tưởng diễn viên trong show này phải gồm nhiều cô gái trẻ đẹp vì nội cái tên show đã đủ hấp dẫn rồi nên tôi háo hức đón xem. Buổi tối bật TV lên mới thấy Golden Girls chỉ toàn là bà già, nghĩa là những phụ nữ đã bước vào cái thế hệ mà người ta âu yếm gọi là “tuổi vàng”.
Người Việt chúng ta sang đây cũng bắt đầu dùng hai chữ “Tuổi Vàng” để chỉ người già giống như Mỹ, nhưng từ trước đến nay hễ nhắc đến các bậc lão thành, chúng ta vẫn quen gọi là “Tuổi Hạc”, chẳng hạn như Đặc San Tuổi Hạc của Hội Cao Niên Toronto, hoặc Nhà Dưỡng Lão Tuổi Hạc đang được vận động xây cất ở thành phố này.
Tại sao lại gọi tuổi già là tuổi hạc?
Có thể trả lời ngay: Vì đặc tính của con chim hạc cùng những truyền thuyết liên quan đến loài chim này.
Trước hết, Hạc là một loài chim có màu lông trắng toát, cho nên xét về hình ảnh, nó rất gần gũi với mái tóc bạc phơ của người trọng tuổi. Dĩ nhiên thời bây giờ nhiều người đã cao tuổi mà vẫn phải nhuộm tóc vì lý do này hoặc lý do khác – trong đó có lý do chính là nghề nghiệp. Những ngày trước, hễ lớn tuổi là cứ để mái tóc bạc tự nhiên, như câu thơ của Đoàn Văn Cừ tả phiên chợ Tết:
Bà cụ già bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Xã hội Việt Nam xưa có truyền thống trọng người già, mà “tóc trắng phau phau” chính là biểu tượng của người tuổi già, nên chẳng ai dại gì mà nhuộm đen! Ở nhiều làng xã, mới 50 tuổi đã được “lên lão” mà “lên lão” là một vinh dự lớn lao trong làng… Người ta mong đợi “Sống lâu lên lão làng”, bởi từ đây sẽ được miễn tạp dịch, miễn công việc làng, thậm chí có nơi cho miễn cả sưu thuế. Rồi hễ có cỗ đám trong làng thì được mời ngồi lên chiếu trên, trong hàng ngũ những vị trưởng thượng hay tiên chỉ. Xóm làng xưa có câu “Triều đình trọng tước, hương đảng trọng xỉ”. Xỉ là cái răng, ở đây nói về tuổi tác, bởi càng già thì càng rụng răng. Hoàn cảnh xã hội ngày xưa của cha ông ta, ít người có cơ hội đi học, nên bằng cấp quá hiếm quý, được cộng đồng trọng vọng tối đa. Vì vậy mà lệ làng ấn định rằng, người 60 tuổi thì được ngồi ăn chung chiếu với tú tài. Bảy mươi tuổi được xếp ngang hàng với cử nhân và tám mươi thì đồng hàng với tiến sĩ! (Lục thập dữ tú tài đồng, thất thập dữ cử nhân đồng, bát thập dữ tiến sĩ đồng). Vì những đặc ân dành cho tuổi tác một cách ưu đãi như thế, ai ai cũng mong cho mau già chứ tội gì mà nhuộm tóc cho trẻ lại! Ngay cả những cụ già như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, cưới vợ trẻ mười mấy tuổi, cũng vẫn để đầu bạc, không cần phải khổ sở nhuộm tóc đen như những cụ Việt kiều ngày nay về Việt Nam tìm đào trẻ!
Kính lão đắc thọ, bảy mươi học bảy mốt, Hội nghị Diên Hồng vua nhà Trần ân cần hỏi ý kiến các bô lão, nói chung, đó là nét văn hóa trọng người lớn tuổi của xã hội Việt Nam, cho nên các cụ cứ để râu tóc bạc phơ, tạo hình ảnh đẹp như các vị tiên ông! Ở những bộ tộc của các sắc dân miền núi xưa nay mỗi làng đều có “hội đồng già làng” gồm các bậc cao niên là những người thật sự được nắm giữ quyền hành trong làng, bởi dân chúng quan niệm rằng muốn sống còn bằng nghề nông hay đi săn, chủ yếu phải học kinh nghiệm của người già! Ngay ở miền xuôi, làng xã vẫn có hội đồng kỳ mục hoặc Hương cả gồm toàn người già giữ vai trò cố vấn để duy trì những tập tục của làng xã.
Tựu trung lại, nét văn hóa truyền thống của Việt Nam là kính nể người lớn tuổi, nên hình ảnh con chim hạc trắng toát rất gần gũi với mái đầu bạc phơ của các cụ.
Vì chim hạc màu trắng nên đôi khi sách vở cũng thường nhấn mạnh bằng cách gọi rõ là “Bạch Hạc”. Ở Phong Châu, kinh đô nước Văn Lang thời vua Hùng dựng nước, có làng Bạch Hạc còn tồn tại đến hôm nay ở tỉnh Vĩnh Phú, được mô tả trong sách Quốc sử Diễn ca:
Hùng Vương đô ở Châu phong
Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Thao giang
Đặt tên là nước Văn Lang
Chín mươi lăm bộ bản chương cũng liền.
Sông Thao là tên gọi một đoạn song Lô và làng Bạch Hạc cách Hà Nội vào khoảng 70 cây số, giờ này vẫn còn giữ được truyền thống mở hội Xuân hằng năm mà quan trọng nhất là tục đua thuyền trên sông Lô. Theo các cụ tại đây thì đua thuyền không hẳn chỉ là vui chơi mà có mục đích sâu xa là luyện tập thủy quân phòng khi chống giặc xâm lăng.
Không thấy có sách nào ghi rõ tại sao làng ấy có tên là Bạch Hạc, nhưng ai cũng đoán rằng, thời đó, nơi vua Hùng lập kinh đô chắc đã phải xuất hiện nhiều chim hạc nên mới gọi là làng Bạch Hạc. Nó cũng giống như một vùng đất trũng ở Biên Hòa, có rất nhiều nai tụ tập về nên người ta đặt tên vùng đó là Hố Nai. Phong Châu tuy là kinh đô, nhưng đừng quên khi vua Hùng dựng nước Văn Lang thì chung quanh chỉ toàn là núi rừng chập chùng, chứ đâu đã được đô thị hóa như ngày nay. Chim hạc tập trung từng đàn trắng toát bay về nên mới có tên làng Bạch Hạc trên bờ sông Lô còn truyền đến hôm nay. Như vậy thì Bạch Hạc chắc hẳn là một trong những làng thành hình lâu đời nhất của nước ta, bởi theo các tài liệu cập nhật khả tín nhất hiện nay thì vua Hùng đầu tiên lập quốc vào khoảng 700 năm trước Công nguyên, lúc ấy là đời vua Chu Trang Vương bên Tàu. Vô tình con chim hạc gắn liền với lịch sử lập quốc của nước ta. Hay nói cách khác, từng đàn hạc trắng khắp bốn phương đã bay về Phong Châu để chứng kiến việc tạo dựng kinh đô nước Văn Lang các đây khoảng 2700 năm!
Một vài tài liệu sử mới đây còn cho rằng sở dĩ dòng Lạc Việt lấy họ Hồng Bàng vì Hồng Bàng có nghĩa là “chim hạc lớn”. Trong chuyện dân gian, ta hay gặp chữ “chim đại bàng”. Nhưng chữ “hồng” có nghĩa bao la, vĩ đại hơn cả chữ “đại”, chẳng hạn ai cũng còn nhớ “trận hồng thủy” làm ngập lụt toàn cầu, được ghi lại trong Kinh Thánh.
Như vậy thì ngay từ buổi ban sơ, tổ tiên ta đã lấy biểu tượng “con chim hạc lớn” để dùng làm họ cho triều đại đầu tiên của nước ta, đó là họ Hồng Bàng.
Thi sĩ Thôi Hiệu bên Trung Hoa có bài thơ nổi tiếng tựa đề là Hoàng Hạc Lâu, tức là lầu hay tháp chim hạc vàng. Bài này đã được rất nhiều người dịch sang tiếng Việt, phổ biến nhất là bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc mái lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay! Cái ý hoàng hạc (hạc vàng) chắc chỉ để nhấn mạnh đến một con chim quý chứ chưa hẳn con chim hạc ấy đã có lông màu vàng. Bởi vì nguồn gốc con hạc vàng phát xuất từ một truyền thuyết: Phí Vân Vi, một nhà tu đắc đạo đã biến thành tiên, thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Người đời sau mới xây tháp Hoàng Hạc Lâu ở tỉnh Hồ Bắc bên bờ sông Dương Tử vào thời Tam Quốc, khoảng năm 223, để nhớ tới sự tích này. Vài trăm năm sau đến đời Đường, thi sĩ Thôi Hiệu ghé thăm Hoàng Hạc Lâu, bâng khuâng nhớ chuyện xưa, nhớ con hạc vàng không còn nữa, nên để bài thơ thất ngôn bát cú trên vách, ai đọc cũng khen là tuyệt tác như tôi vừa trích dẫn ở trên:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc mái lầu còn trơ!
Làm gì có hạc vàng mà cưỡi? Mà dù có đi chăng nữa thì con chim gầy guộc ấy làm sao đủ sức cho người ta ngồi trên lưng rồi cất cánh bay lên! Việc tiên ông Phí Vân Vi cưỡi hạc đi tham quan đây đó thì cũng giống như Thái thú Cao Biền đời Đường cưỡi diều bay trên thành Đại La để yểm bùa dân Việt, hoặc bà Thiên Hậu cưỡi chiếu bay trên mặt biển để cứu vớt các ghe thuyền gặp nạn, hay Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân. Tất cả đều chỉ là những mẩu chuyện thêu dệt, hoang đường, kể cho nhau nghe để mua vui mà thôi.
Hạc là một loài chim cao quý, có người còn cho là linh thiêng, nên cha ông ta mới có câu tục ngữ “Đĩa đeo chân hạc” để chỉ những người không tự biết thân, cứ cố leo cao, vượt quá địa vị và khả năng của mình.
Về hình dáng thì hạc là loài chim gầy, thanh nhã, nên mới có câu “mình hạc vóc mai”. Ngày xưa, người ta thường treo tranh vẽ hình hai con hạc đứng bên nhau, ngước nhìn lên cao. Cái nền chung quanh chim hạc thường là tùng bách hoặc hồ sen, là những thứ biểu tượng cho sự thanh cao. Có những gia đình cũng trưng bày đôi chim hạc bằng đồng đặt trên tủ thờ, ngày Tết ngày lễ đem xuống lau chùi sáng bóng.
Một đặc điểm nữa là hạc bay rất cao, tiếng hót trong suốt, nên khi Nguyễn Du tả tiếng đàn của Thúy Kiều mới có câu:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Trước năm 1975 ở Sàigòn, nhiều người cũng đã từng xem vở tuồng cải lương “Tiếng Hạc Trong Trăng”, gợi cái ý xa thăm thẳm của tiếng hót con chim hạc bay lưng trời.
Nhưng cái ý chính mà người ta dành hai chữ “Tuổi Hạc” cho các bậc cao niên là bởi vì chim hạc biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn, đồng thời chim hạc cũng dính liền với cõi tiên. “Cưỡi hạc về trời” hoặc “Cưỡi hạc lên tiên” là những câu quen thuộc mà ta có thể tìm thấy dễ dàng trong truyện, trong thơ ngày trước. Nói cách khác, chim hạc chính là nhịp cầu kết nối giữa cõi tiên và cõi tục. Có lẽ cũng vì thế mà kinh đô của vua Hùng mới có làng Bạch Hạc để phù hợp với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên. Bài Tống Biệt của Tản Đà đã nói lên cái ý chim hạc đưa người trần lên cõi tiên bằng hình ảnh rất đẹp:
Đá mòn, rêu nhạt, nước chảy, hoa trôi
Cái hạc bay vút lên tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Ngàn năm lơ lửng bóng trăng trôi.
Sau đó Thế Lữ viết bài Tiếng Sáo Thiên Thai lại có câu:
Trời cao xanh ngắt. Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.

Chuyện hai chàng Lưu, Nguyễn đời nhà Hán bên Trung Hoa, đi hái thuốc vào dịp Tết Đoan Ngọ, rồi lạc vào động Thiên Thai và lấy vợ tiên, chắc hẳn ai cũng nhớ. Nhắc đến Bồng Lai tức là cõi tiên, thì không thể không liên tưởng đến loài chim hạc, bởi chỉ có chim hạc mới đủ sức bay xa, bay cao lên đến tận cõi tiên. Cũng giống như chỉ có cá chép mới đưa nổi Ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp mỗi năm, vì theo truyền thuyết, chỉ có cá chép mới vượt được vũ môn để biến thành rồng.
Như vậy tổng kết lại, chúng ta thấy chắc được một điều khá rõ ràng là người ta dùng hai chữ “Tuổi Hạc” vừa để chúc thọ các cụ, vừa nhân tiện cũng để nhắc các cụ nhớ rằng mình có thể cưỡi hạc lên tiên bất cứ lúc nào!
Duy có điều tôi xin lặp lại là ngày xưa lúc Lưu Thần, Nguyễn Triệu đi lạc vào chốn Thiên Thai, rồi lấy vợ tiên. Vợ tiên thì chắc chắn phải rất đẹp vì ai cũng bảo “đẹp như tiên”! Thế mà hai chàng may mắn ấy chỉ lưu lại trên cõi tiên được có nửa năm rồi dứt khoát từ giã vợ tiên để quay về với vợ tục, dù hai nàng vợ tiên hết lời năn nỉ. Tại sao lại như vậy? Là vì các bà vợ trần gian tuy hay nói nhiều và có thể lâu lâu lấn át chồng, nhưng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt khiến ông chồng nào đi xa cũng nhớ, dù đang ở ngay bên cạnh những nàng tiên! Điều đó chứng tỏ cõi tiên không hơn gì cõi trần.
Viết đến đây, tôi muốn nhắc thêm một chi tiết: Ít khi nào chúng ta thấy người Tàu mang họ Nguyễn; họ Lưu thì dĩ nhiên là điển hình của Hán tộc, bắt đầu từ Lưu Bang tức là Hán Cao Tổ. Trong chuyện này, Lưu Thần và Nguyễn Triệu, một Hán và một Việt, cùng đi hái thuốc rồi cùng lạc vào động tiên. Người nào nghĩ ra chuyện này kể cũng lạ, vì trong biết bao nhiêu điển cố, hoặc văn học, hoặc lịch sử Trung Hoa, chúng ta chưa bao giờ bắt gặp một nhân vật họ Nguyễn! Chỉ có câu chuyện này, vì có họ Nguyễn trong đó mà mỗi lần đọc lại tôi đều cảm thấy ngậm ngùi. Bởi vì Thiên Thai là tên một ngọn núi ở vùng Chiết Giang mà Chiết Giang là quê hương cũ của Việt tộc, hùng mạnh nhất vào khoảng 500 năm trước Công nguyên, sau khi vua Việt Câu Tiễn dùng mỹ nhân kế Tây Thi đánh bại được nước Ngô và làm bá chủ các chư hầu. Nhưng rồi nước Việt bị nước Sở dẹp tan, bị xóa hẳn trên bản đồ Trung Nguyên. Từ đó dân Việt hoặc bỏ trốn xuống hẳn miền Nam nhập vào dòng Lạc Việt của nước ta là vua Hùng Vương lúc ấy đã lập quốc được vài trăm năm. Những người dân Việt khác nán lại trên đất Trung Hoa, sống rải rác ở vùng Thiên Thai, lập thành từng nhóm nhỏ, ai cũng tự xưng là “quận trưởng”, cho đến khi Tần Thủy Hoàng thu gồm lục quốc thì tất cả các nhóm Việt tộc này đều ra hàng.
Chẳng phải riêng Chiết Giang mới là đất cũ của người Việt. Giáo sư La Sĩ Bằng, dạy đại học ở Hương Cảng, có bài nghiên cứu về đại tộc Bách Việt và khẳng định rằng: “Từ đời Thượng cổ cho đến đời Tần Hán, những dải đất hiện nay gọi là Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam xuống tới Bắc Việt và Trung Việt đều là lãnh thổ của người Việt”. Riêng trong bài này, tôi chỉ nhấn mạnh đến Chiết Giang bởi vì sau khi nước Việt cuối cùng trên đất Trung Hoa bị nước Sở đánh tan, thì người Việt định cư rải rác đông đảo nhất ở vùng Chiết Giang, quanh chân núi Thiên Thai, dần dần bị đồng hóa, quên hết cả cội nguồn Việt tộc của mình.
Chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu gặp tiên ở Thiên Thai tuy là chuyện Tàu, nhưng đây là chuyện duy nhất có nhân vật mang dòng họ Nguyễn như tôi vừa nói ở trên, có thể vì chuyện xảy ra tại quê cũ của Việt tộc. Vì cuộc sống lầm than, nên con người hay mơ ước và tưởng tượng. Nhìn ngọn núi Thiên Thai kỳ bí họ cho rằng trên núi ấy có động tiên, kỳ thực trên thế gian này làm gì có tiên!
Câu chuyện Lưu, Nguyễn đang sống với tiên mà cứ nằng nặc đòi về, cho chúng ta một thông điệp rằng: Đừng mơ ước những thứ quá cao xa, bởi những thứ ấy chưa chắc gì đã hơn những thứ mà hiện tại chúng ta đang có!
Nhìn một cách thực tế, Tuổi Hạc chính là tuổi giao thời giữa cõi tiên và cõi tục. Đó là giai đoạn cuối đời ở trần gian mà ai cũng cần giữ cho tâm hồn thư thái, bỏ lại sau lưng tất cả những phiền muộn cơm áo của bao nhiêu tháng năm lăn lộn trong cuộc sống vật chất. Cổ nhân đã nhắc nhở: “Ngũ thập tri thiên mệnh. Lục thập nhi nhuần nhĩ”. Năm mươi tuổi là biết rõ mệnh trời an bài cho đời mình như thế nào rồi. Sáu mươi tuổi thì nghe chuyện gì cũng thấy xuôi tai, chẳng còn bận tâm tranh cãi nữa. Cái thuyết hưởng nhàn xa lánh vòng lợi danh của Trạng Trình và bao nhiêu nhà Nho thuở trước, thực ra chỉ là lời đề nghị tuổi già nên tránh mọi ưu phiền tục lụy vì địa vị hay tiền bạc có hay không thì cũng đã xong rồi. Hãy để những vướng bận của thời bồng bột qua đi, gạt hết mọi căng thẳng vốn đã dày đặc trong cuộc sống. Hãy như cánh chim hạc bay cao, rũ sạch bụi trần. Người nặng niềm tin tôn giáo thường tìm đến chùa, đến nhà thờ, hoặc làm việc phúc thiện, bởi chính những hoạt động tinh thần ấy sẽ giúp người ta tự cảm thấy hạnh phúc hơn, tâm hồn bình yên hơn.
Đời người không ai có thể tự hào mình không có lần lầm lỗi. Tuổi già chính là lúc để nhìn lại để suy nghiệm và chuẩn bị cho một hành trình mới, không biết sẽ xảy đến lúc nào!
Tôi sinh năm 1945. Mất miền Nam khi đúng 30. Lưu lạc 10 năm qua vài trại cải tạo, vượt biên đến Mã Lai, tạm cư ở vài thành phố Miền Tây, rồi đúng 40 tuổi thì qua Toronto và dừng chân luôn cho đến nay. Nếu tính theo tuổi ta thì năm nay (2014), tôi hân hoan bước vào cái tuổi mà người xưa gọi là “thất thập cổ lai hy”!
Nhân sinh như bạch câu quá khích! Quả đúng như vậy! Đời người lướt nhanh như vó ngựa vút qua cửa sổ. Mới hôm nào về đây nhìn tờ Tuổi Hạc bằng cặp mắt xa lạ vì nó chưa dính dáng tới mình! Bây giờ thì chính mình đang “cầm tinh con hạc” đã cả chục năm nay!
Tôi thường nói trên Paris by Night: Con người vừa sinh ra đã phải đối diện biết bao nhiêu bất công: giàu, nghèo, đẹp, xấu, cao, thấp, khôn, dại, trời định sẵn cho từng người không chọn lựa hay thay đổi được. Chỉ có một điều công bằng là ai cũng sẽ già, không ai có thể trẻ mãi! Hãy đón nhận tuổi già như một món quà tặng Trời ban cho để nghỉ ngơi an nhàn.
Trước thềm năm Giáp Ngọ 2014, xin kính chúc quý vị cao niên vui hưởng tuổi già, tâm hồn thư thái, đầm ấm bên con cháu và hãy khoan cưỡi hạc lên tiên!
Nguyễn Ngọc Ngạn
-