Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

HƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ

Tìm hương vị em trong hương vị quê nhà Tìm em dưới khói nhang quằn quện Em bay bổng siêu nhiên nhưng quyến luyến Ta bay về ký ức bóng chiều sa Em cao quý tinh khôi không lộng lẫy Ta thì thầm quỳ gối gọi hình em Gọi áo bay trong mùi hương huyền diệu Quê hiện ảo mờ bao bọc trái tim điên Ngoài kia lất phất bụi gì khó tả Bụi thời gian mờ mái tóc kiêu sa Ánh mắt nhìn xoáy sâu vào nền thẳm Lạc hồng hoang dưới gót ngọc ta bà Hai đứa cô đơn hai nơi xa Rong ruổi tìm nhau như sương khói quê nhà Ta nín thở gục đầu bên hương khói Hồn bồng bềnh níu nắm tiếng gần xa C.D.M.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

SƯỚNG

Thứ nhất ăn hàng khỏi trả tiền Thứ nhì quà cáp đến tự nhiên Ra ngõ gặp mỹ nhân chào hỏi Về nhà tới cửa vợ cười duyên Thơ làm xong có người tri kỷ Họp bạn bè nói chuyện huyên thiên Sáng nay rỗng túi đi lêu lổng Cà phê rà là sướng như tiên C.D.M. Cà phê rà = là đạp xe đi rà rà qua các quán cà phê , xem có ai vẫy mình vô uống không !

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

TUYẾT , CÁ VÀ CON ĐÒ

Tuyết rơi cá trốn hết rồi Bên trong làn nước có đời vô ưu Cần không lưỡi dạ vô tư Trong mưa tuyết một con đò trống hươ Ngồi suông nghe tiếng hanh hao Chẳng con cá ngác đâm vào tay đau Thương sông , thương tuyết dạt dào Tiếng ngâm như tuyết rắc vào hồn hoang C.D.M.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

TÀ ÁO NGÀN NĂM

Áo nước nào cũng thi nhau bay Cũng phô trương cũng dụ ngất ngây Nhưng mỗi lần ta về quê mẹ Say ngọn gió làng đầu thôn chiều ngày Đếm bước bụi đường hương rớt đâu đây Lạ nhỉ , cũng nhìn theo tà áo Tiếng chuông chùa chim lạc mây bay Ta quên đường ta lạc theo tà áo Tóc thả vài vòng cho hương lượn quanh Và ánh mắt như sông chiều lành lạnh Ôi em là quê hương thần tiên Thế rồi những buổi chiều cô quạnh Ta thấy quanh mình Tà áo vờn vờn Hương thần tiên C.D.M.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

CHUA ĐẮNG

họa thơ trên mạng Đất nước trần truồng rủa xả vua Bởi quần đã rách cũng bị vùa Đôi gò muối ướp nên vị đắng Ngọn suối phèn ngâm thực đã chua Nghếch mõm ngáp ruồi như lũ chó Đi ngang lổm ngổm tựa bầy cua Hỏi có nơi nào đau như thế Chính là hỏa ngục thấy hay chưa C.D.M.

VẠN NGỌ VÔ CƯƠNG

Vạn ngọ vô cương thoải mái lồng Chẳng ai kềm giữ cứ buông lung Nhàm tai chê những lời kiểm điểm Khiển trách như đùa quá dễ thương Mã đáo thành công là tục ngữ Nhởn nhơ như gặm cỏ bên đường Khắc bia nhắn nhủ cùng con cháu Trò ngựa này hơn hẳn Đế Vương C.D.M.

THƠ CỦA BỘ LẠC TÀ RU

Các cụ nói : Thơ có cùng rồi sau mới hay ! Quả đúng vây . Nhiều người đã từng sống trong những hoàn cảnh khó khăn , o ép , buồn bực nên có những tâm trạng âm u , buồn dai dẳng , nhớ loăng quăng, mơ mộng lều bều ... ! NHững người này chắc đã hơn một lần hứng thơ bị tịt ! Bị tịt vì nút lọ bị đóng hay cảm giác bị treo lơ lửng giữa vòm trời đen kịt , không thể với tay hái xuống ! mà khi thoát ra được khỏi vùng trời đó thì hứng thơ như vạn ngọ vô cương cứ thế tuôn tràn ra ngón tay mỏi mệt , ngọn bút mốc meo và tâm hồn hoang mạc . Hứng thơ cứ thế , qua cánh đồng cổ mộ , qua chùa tháp quay lưng , trở về những căn lều thở dài . Và rồi những " biệt thự hoang thơ đó ( không phải những nhà thơ ) cứ tuôn tràn ra những tâm trạng , những cảm nghĩ , những lất lây của những con người nửa người nửa ma một phần ba thần thánh ấy . Tôi muốn nói đến những tuyệt phẩm thi ca của gần nửa thế kỷ qua của những con người bộ lạc TÀ RU Khi mà thế sự đã lắm lời thì các chàng thi sĩ lại kiệm ngôn , trở về thì thào với chính mình , hoặc viết lăng nhăng để lại cho đàn sau . Nhưng chính vì ý tại ngôn ngoại ( nghề của chàng mà ) nên ta đọc thấy ở những chàng này những thống khổ mơn trớn , , những an ủi trêu ngươi và những tỏ tình giựt mắt . Trong một tâm hồn lấn cấn , mâu thuẫn , chàng thi sĩ có một chút hơi Thiền trong góc tim , đã tìm thấy tình yêu giữa rừng khuya tàn bạo Nhưng ánh mắt không căm thù đã cháy Vì yêu em trên cây lá đọng sương mai TS Sự cao cả của thi sĩ là trong cái tầm thường hèn yếu của rừng khuya , đã hướng tới một tình yêu rất thiền ! Mười năm trời lang thang trong dằn vặt , thi sĩ không ngừng nhớ về quê hương đau khổ : Mười năm sau anh băng rừng vượt suối Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi Từng con sông , từng huyết lệ lan tràn TS Trước sự thúc vào be sườn thi sĩ đòi thơ , chàng đã cởi áo thầy tu , bước chập chờn heo hút giũa tiếng gọi ma thiêng đó Ai tóc trắng hững hờ trên tuyết lãnh Bước chập chờn heo hút giữa chiều sương TS Trong khi bị những hạt mưa cứ cứa mãi vào hồn , Khoa Hữu không thể nào tịnh tâm được , ông chỉ thở dài đưa tay vuốt vuốt vào khoảng không , không biết là vuốt nước mưa hay vuốt mắt cho người hay tự vuốt mắt cho mình : Ngón tay vuốt mãi bàng hoàng Tóc ta còn nắm cỏ hoang trên đầu Ngồi chờ mưa tạnh kiếp sau Nén nhang mưa thắp chiều sâu mộ phần Ôi ! Những ngày mỏn hơi trong ngõ hẹp , thiếu sụ an ủi của ả Phù Dung , hẳn Vũ Hoàng Chương đã nghĩ đến những giây phút ( tôi nhấn mạnh giây phút chứ không phải tháng ngày ) hạnh phúc bên chén cơm khô ít ỏi : Ngày tới bữa ăn càng nhớ vợ Đêm về giấc ngủ lại thương con VHC Còn nhớ tới vợ con là còn tỉnh táo và còn yêu đời (?) Nhắc đến vợ con , không thể không nhớ tới Hoàng Hưng : Bàng hoàng biết thực hay mơ Bừng con mắt dậy nát nhừ ruột gan Nửa đời sự nghiệp tan hoang Con là còn lại với ngàn năm sau Trời ơi , xin chớ hại nhau Cha xin gánh hết thương đau kiếp này HH và khi nhắc tớ cơm , ta thấp nghẹn nghẹn khi một tác giả vô danh đã tả một chén cơm đổ xuống : Xuất cơm tôi một hôm đánh đổ Tôi còn đương đau khổ nhìn theo Thì nhanh như một đàn heo Bốn năm đầu bạc giẫm trèo lên nhau Bốc ăn một lúc sạch làu Miêng cơm , miếng đất , làu bàu chửi nhau Vô danh Và cũng cái ông Hoàng Hưng kia lại chan nước mắt vào cơm và ... nghẹn : Nhai miếng cơm khô giữa nắng Trệu trạo trong mồn nuốt khó trôi Bạn giục ăn nhanh không người mắng Bỗng nghẹn lưng chừng nước mắt rơi H.H. Cũng có người không nhớ những bữa ăn mà lại nhớ đến những giấc mơ , giấc mơ được ăn thịt : Tôi hãy tưởng tượng một hôm tôi được ăn thịt Tôi vui vẻ cười Trần vàng Sao Có những người trong hoàn cảnh ẻo ẹo , chẳng ra ngô khoai , chẳng là sáng tối , chẳng chiều bước người , khiến người ta nửa khóc nửa cười , lại sinh tâm nổi loạn , muốn cười cùng Phật Tổ , muốn bá cổ Diêm Vương , nói tóm lại là những chàng muốn phá bĩnh ... và ngông tới bến ... tỷ như Liêu Tiên Sinh muốn uống rượu say rồi cùng bạn ... " kéo bé đi đái rong " Đó là cái ngông tự phát , không có ai chỉ đạo . Cái ông Liêu Tiên Sinh này không biết là say hay tỉnh mà ông tả cảnh âm dương lộn tùng phèo : Quần thần mặt mũi như trâu ngựa Quân lính sai nha khác tính người Quan lại tham tiền nên tối mắt Dân đen có miệng phải câm lời Dưới trên một lũ y khuôn đổ Có mắt nhưng mà chẳng có ngươi không biết là ông chán nhân gian tới cỡ nào mà ông xuống cõi âm tới ... ba bận lận . Một bận chính tay Diêm Vương viết thiếp mời : Trộm cướp nhóm bầy xanh ngắt mặt Nhà tu từng lớp nín khe hơi Âm ty chẳng khác gì nhân thế Cũng lắm hoa thơm lắm bọ giòi Liêu Tiên Sinh Ngông đến thế ... thì cụ Tản Đà cũng chào thua Một nữ cư dân bộ lạc là bà Cao Mỵ Nhân , một người mà tôi rất ái mộ . Bà không có giọng than vãn oán hận nhiều , và gần đây bà lại càng làm thơ tình cảm nhiều . Nhưng đọc hết thơ bà ta vẫn thấy nhiều câu phảng phất vẻ đẹp của núi rừng bộ lạc: Chưa hề thấy một làn mây Chỉ toàn sương tỏa khói bay mịt mù Tháng ngày ảm đạm màu thu Lá hoa cây cỏ mơ hồ đi hoang Xòa diêm xem giấc hồng hoang Xa xăm tiếng dế gọi đàn chiên xưa và cư dân dù nam hay nữ cũng vang vọng bên tai câu hỏi của lửa chiến chinh : Chị đứng bên song hay đóng cửa Cửa nào khép kín được cơn mê Đang vùng vẫy hỏi thời binh lửa Ai thắng ai thua sớm trở về C.M.N. Cao thoại Châu , một cư dân bộ lạc , tuy không nhiều thâm niên , nhưng đã là TÀ RU thì đều có tâm trạng không thần thánh hóa chàng chiến tranh và rất không ưa trò chơi đánh đấm Biển coi thế mà dìm người xuống đáy Cướp của nhau sự sống tự ông trời Người coi thế mà không hơn như vậy Giết nhau xong còn vỗ tay cười Chàng nhạc sĩ tình yêu nổi tiếng một tho72iCung Trầm Tưởng khi nhập vào bộ lạc cũng đem nàng Diva của chàng nhập vào với tuyệt bích đau thương Đau thương nhuốm mắt em kỳ ảo Ngời tỏ lưu ly tuyệt bích hồn Ôi ! Tâm hồn người Tà Ru , ta không mổ xẻ để kiểm điểm được , nhưng ta vẫn có thể cảm thông cùng họ . Những con người rất quý trọng phần hồn , họ không muốn ai " lục lọi " tâm hồn họ : Chúng ta bực mình khi thấy người khác Lục lọi đồ đạc của mình Có lý nào chúng ta lại làm thinh Khi người ta lục lọi một thứ Quý hơn đồ đạc Quý hơn cả tự do Đó là tâm hồn con người Nguyễn hữu Nhật Vũ Hoàng Chương hẳn không thích cái sự nhòm ngó vào tâm hồn con người , nên ông mượn bức tranh gà lợn để lộng ngôn thành những câu thú vị : Rằng vách có tai thơ có họa Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh Mắt gà huynh đệ bao lần quáng ..... Nói chung người của bộ lạc này đều buồn , buồn vì thân phận , gia cảnh và môi trường chung quanh : Trẻ con đói xanh như tàu lá Cày bừa phụ nữ đảm đang Chốn thôn trang vắng bóng trai làng Giấy báo tử rơi đầy mái rạ Buồn tất cả Chỉ có cái loa là vui Vô danh Đã buồn , rất buồn , nhiều buồn và dĩ nhiên là sở hữu nhiều đêm trắng : Đêm hãi hùng Ta ở đâu đây Đêm không chợp mắt chờ sáng Sàn xi măng vảy ghẻ rụng đầy Hoàng Hưng vì sở hữu nhiều đêm trắng như thế nên kéo theo sự sợ hãi luôn đeo bám lên gáy , lên vai : Người về từ cõi ấy Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui Hai năm còn mộng toát mồ hôi Ba năm còn nhớ một con thạch sùng Mười năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối Một hôm có kẻ nhìn trân trối Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi Giật mình Một cái vỗ vai Hoàng Hưng bài thơ người về này đã nhận được một giải thưởng , không biết tác giả có vui không ? Ôi ! Một sự vui trên nỗi buồn ! Nhưng buồn nhất là rừng cỏ ngượng ngùng , sơn hà rét buốt và đêm trường tê dại Xuân đây rừng núi vạn trùng Đồng hoang cỏ dại ngượng ngùng đâm bông Hạ đây nắng rực lửa hồng Bắt người đổ lệ tưới đồng cho xanh Thu đây thôi hết chuyện tình Bỏ nàng thui thủi một mình sao đang Nhác trông hai sắc xanh vàng Sắc xanh mồ cỏ sắc vàng màu da Đông sang rét buốt sơn hà Khói sương cũng trắng như là vải tang Trần Minh Hải Nếu Trịnh công Sơn gọi tên bốn mùa thì người Tà Ru bị bốn mùa trù ẻo . Tiếng Đỗ Quyên của ông Trần Minh Hải đã kêu suốt bốn mùa khiến ông rớt từng đoạn xương : Nghe như rơi rớt xương từng đoạn Tuyết rụng từng bông trắng mái đầu và ông Hóa cột đèn tôi đứng khóc trong mưa Cũng như Nguyễn Du , Trần Minh Hải rất thâm cảm nỗi đau của đàn bà . Người đàn bà lấy chồng trong bộ lạc tà ru có nhửng nỗi đau ứ máu trong tim , muốn xé trời gào thét cho đến khi tê lòng trước bia mộ , trước lóng xương xủa chồng : đi lấy xương chồng Về anh nhé bàn tay em mở lối Đây đàn con đang đợi thắp hoa đèn Bao năm dài mái tóc vẫn còn đen Anh vẫn trẻ trong lòng em mãi mãi và cắt tóc để lại bên mộ chồng Nửa khuya chợ thấy mơ màng Bông lau hóa hiện tóc chàng bạc phơ ......... Anh nằm rét gió lạnh xương Lá khô đắp mặt cỏ vàng ủ thân ......... Hồn anh nương ngọn cỏ may Bông nghiêng chiều gió theu đầy áo em ......... Tóc em xin gởi lại người Buộc lên bia mộ giữa trời heo may Trần Minh Hải Nhưng ở đời dường như luôn có những mâu thuẫn , những ý nghĩ chạy suôi lên ngược . Giữa những oán hận có những bao dung , giữa những sầu thương có những hy vọng . Và các thi sĩ hay hốt nhiên có những câu hỏi và những mong ước bâng quơ . Nếu Tuệ sĩ có những câu đau đớn : Bóng tối vương đầy đôi mắt sâu ..... Giấc mơ không kín dãy song tù thì ông cũng có những câu mơ mộng : Cho ta chút nắng bên song cửa Để vẽ hình em theo bóng mây Đoàn viết Hoạt sống trong quán trọ : Trong quán trọ này Giữa bao la trời đất Và hiu quạnh lòng người Ta như nghe thấy Từng ngọn gió mùa Đông Bắc bị gió Động Bắc quất rát da rát thịt , và bị cơn lốc xoáy : Như cơn lốc cuốn vào vòng đáy thẳm Vào vưc sâu im vắng đến vô cùng nhưng ôn vẫn muốn truyền đi ngọn lửa sưởi ấm Nguyện đem sưởi ấm lòng nhân thề Cho đời bừng nở đóa từ tâm Đoàn viết Hoạt TRong khi Tô Thùy Yên , bậc thầy của dùng chữ và đặt câu , đưa ra những câu hỏi trừu tượng , siêu thực : Đã hơn thế kỷ mòn trông đợi Mù mịt giang sơn rẽ lối hoài Trời cao không lẽ quay lưng mãi Thức dây đi nào gỗ đá ơi thì Tú Kếu , bậc thầy của thơ chém treo ngành lại đi tới chỗ phá chấp , buông xả trong những ngày cuối đời . Chàng đã bỏ lại những nỗi buồn ở sau lưng : Ôi những buồn chất ngất Trôi sạch tự khi nào để vung tay vừa đi vừa hát : Hãy cứ đi trên đường Cất tiếng ca cùng gió và: Gối đầu lên đá nhìn trăng sáng Rừng núi sương mù ướt chẳng hay Tú Kếu Nhưng Khoa Hữu không có cái xả buồn cuối đời như Tú Kếu , ông buồn cho đến cuối đời , nhưng ba phần buồn tự mình , còn bẩy phần buồn ... nhân thế ! Chị của ông ( bài chị tôi ) cũng chỉ là một điển hình của thời thế : Bước chân đất trượt trên oan nghiệt Đường xa từng vết xước trong hồn Lăn lóc hết thời lăn lóc hết Cánh tay còn níu nỗi tang thương ......... Đôi mắt chị quầng đen thời thế Nghĩa cố hương là nghĩa lưu đày Giọt lệ lăn hết thời thơ trẻ Ngậm ngùi như những bụi mưa bay rồi lan man ông buồn cho Hà Nội : Hỏi ngàn năm đã nghe chưa Gọi ngàn năm dội tiếng thưa tuyệt tình và Huế : Ta về ta với trời xanh Lòng ta đã vấn mấy vành khăn sô Tự chiêm bao đến bây giờ Huế ơi , máu thắm những tờ sử xanh dến Sài Gòn : Ta về mây phố về chưa Mắt trông chớp bể vai mưa đầu nguồn Về như sương khói hoàng hôn Lao đao cơn gió ngõ buồn trăm năm Về nghe đường đá ăn năn Hàng cây sám hối nhà oan khuất người Ba trăm năm Sài Gòn ơi Bãi dâu đất lở cát bồi phù du Về ta một bóng thiên thu Áo che trời rộng lòng như sông này Môi đoạn tình uống chẳng khuây Một ly cố quận rót đầy oán sâu Về bôi mặt nhọ tìm nhau Hỏi trăng xưa khuyết Hỏi châu ngọc chìm Khoa Hữu Cuối cùng , vị thượng tọa của bộ lạc đã buông xả trong máu lệ bi thương , đã phá chấp trên phím dương cầm hay máu xanh , đã đạt đạo giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao mai , và rất thiền khi nghe tiếng ve sấu ở trường sơn HỒN AI ĐÓ Tiếng ai khóc trong đêm trường uất hận Lời ai ru tràn máu lệ bị thương Hồn ai đó đôi tay gần sờ soạng Là hồn tôi tìm dấu cũ quê hương Ai tóc trắng sững sờ trên tuyết lãnh Bước chập chờn heo hút giữa chiều sương Viên đá nhỏ mấy nghìn năm cô quạnh Hồn tôi đâu trên dấu vết hoang đường T.S. MỘT BƯỚC ĐƯỜNG Một bước đường thôi nhưng núi cao Trời ơi mây trắng đọng phương nào Đò ngang neo bến đầy sương sớm Cạn hết ân tình nước lạnh sao ? Một bước đường xa , xa biển khơi Muôn trùng sương mỏng nhuộm tơ trời Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi Cho hết đêm hè trong bóng ma Tàn thu khói mộng trắng ngân hà Trời không ngưng gió chờ sương đọng Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa Cho hết mùa thu biệt lữ hành Rừng thu mưa máu dạt lều tranh Ta so phấn nhụy trên màu úa Trên phím dương cầm hay máu xanh T.S. ÁC MỘNG RỪNG KHUYA Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy Thịt xương người vương vãi lối anh đi Nhưng ánh mắt không căm thù đỏ cháy Vì yêu em trên cây lá đọng sương mai Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé Chép tình yêu trên trang giấy trắng thơ ngây Đời lữ khách biết bao giờ yên nghỉ Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao mai Để một thoáng giấc mơ còn kinh dị Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay T.S. TỰ TÌNH Còn nghe được tiếng ve sầu Còn yêu đốm lửa đêm sâu bịt bùng Quê người trên đỉnh trường sơn Cho ta gửi một nỗi hờn thiên thu T.S. Việt Nam 4-4-14 C.D.M.

THẤY BỤT

THẤY BỤT Ta ngồi chống cầm tư lự Lang thang nghĩ chuyện nọ kia Chắc là nhìn vô thấy thảm Lặng người mà mắt chớp lia Bụt hỏi làm sao con khóc Bụt ơi xốn mắt vì đời Vốn nay là thời đồ đểu Khắp trời toàn chuyện trêu ngươi Bụt liền giơ tay phất phất Trời xám biến thành trời đen Thì ra Diêm Vương cãi bụt Lộng hành lâu quá thành quen Phép mầu tự tâm người thôi Khi triệu người giác ngộ rồi Xua hết ma vương , ngạ quỷ Quê mình biến thành biển vui C.D.M.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

VÀI HẠT BỤI TRONG CHUYẾN ĐI BỤI !



Thầy Phạm Huy Viên& Thầy Cao Thoại Châu

________________

Cao Thoại Châu

Thói quen có từ lâu, mỗi lần đi đâu xa không kể số km, tâm trạng thường lúng túng, bần thần nửa háo hức nửa thối lui. Nửa như chạy trốn, nửa như đi chinh phục một cái gì trong chuyến đi, có thể là tìm lại nơi mình đã sống hoặc tìm đến nơi chưa đặt chân đến bao giờ.
Đi Rạch Giá , thành phố đã nghe với bao nhiêu những cái tên người quen biết, cùng trường cùng lớp đã có mặt ở đây từ bao nhiêu năm. Còn với kẻ đi, lần đầu tiên tới đó, có điều là giờ cũng vơi bớt những xôn xao háo hức khi khởi hành. Một chút lo cho sự hoàn chỉnh có thể bị nứt nẻ như bao lần đã từng nứt nẻ trong những chuyến đi trước : quên những thứ cần dùng, quần áo, điện thoại, tiền…Lần này lo đã có kết quả tốt!


Tuy nhiên một accident nhỏ đã xảy ra buổi sáng ngày đi. Đăng ký vé đi từ bến Sài Gòn, yêu cầu đón tại Tân An, nhà xe OK hẹn ra ngã tư Đồng Tâm. Phút chót nghe điện thoại của tài xế nhắc lại mới biết thì ra cái ngã tư quỷ sứ ấy nằm ở ngã ba Trung Lương tỉnh Tiền Giang, đành phải thuê xe ôm ra đó, hơn 20 km mất 80 ngàn đồng, chấp nhận vì đã lỡ đăng ký vé dù chưa trả tiền! Thế là 150 ngàn thành…230 ngàn, vé VIP duy nhất trên chuyến xe!



Nhà anh bạn ở khu lấn biển, hai mươi năm trước và bây giờ đúng là “thương hải biến vi tang điền”, người ta làm sao đó mà lấn ra biển hơn 500m thành khu đô thị kiến trúc rất Tây từ nhà cửa đến cơ man quán tiệm, nhà hàng cứ như đang ở Canada, Mỹ hoặc Úc! Theo anh bạn cựu nhà giáo Phạm Huy Viên có bút danh nghe chưa hiểu mà ngại hỏi Chân Diện Mục thâm nho đã sống ở đây trên 50 năm thì Rạch Giá giàu lên nhờ có các nguồn lợi là lúa, cá, buôn lậu và…vượt biên, một nguồn lợi nghe thật lạ tai nhưng nhìn khu lấn biển thi hiểu đó là sự thật! Ngày trước ra đi giờ trở về hay gửi tiền về! Kiểm chứng lời anh bạn không khó, nhìn kiến trúc, trang bị của những nhà hàng nằm sát bờ biển kia và thử kêu cho anh một gói thuốc, cô gái phục vụ đồng phục tươm tất mang ra thuốc Hero, hỏi thứ khác, đáp chỉ có thứ này! Chỉ những nơi có thuốc lậu từ bên kia biên giới thứ này mới thịnh hành như thế!
Nhà anh bạn khang trang, lộng gió biển và hạnh phúc! Phu nhân anh ngoài 70 mà chỉ như gần 60, thật bất ngờ nhưng đó là quà tặng của trời cho họ, thầy-trò rồi vợ- chồng từng ấy năm vẫn thản nhiên gọi nhau anh-em!
Thành phố có cái lạ, long rong mấy ngày không nhìn thấy cảnh sát. Như hai mảnh ghép lại, khu phố thương mại có từ xa xưa, nhỏ thó nhưng sạch sẽ tươm tất, đường ngắn. Nhà anh bạn thuộc khu đô thị mới có bộ mặt rất khác, hai mảnh ghép vào nhau khá hài hòa. Chú ý đến một thứ khác là tên đường. Những đường, trường mang tên danh nhân lịch sử, văn hóa như Nguyễn Trung Trực, Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Mạc Cửu, Đông Hồ, Cô Giang, Cô Bắc…khá nhiều như những trang sách quý “trắng toát”, đi lòng vòng chưa thấy những tên đường loại “lẩm cẩm” quá tải! Phong cách ở đây dịu dàng khác nhiều nơi có biển khác, vừa thoát lốt quê mùa vừa không lố lăng kệch cỡm.
Sáng đầu tiên ăn cơm gà tuyệt ngon từ cơm đến gà và nước chấm, quán bình thường nhưng rất đông khách kiểu phụ nữ có duyên thì khỏi cần chi trang điểm! Cà phê thơm phức, chỗ ngồi khá sang trọng rộng rãi thoáng mát nhìn ra biển đủ cho nhớ cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích mà chỉ có 10 đồng! Cơm ăn ở nhà nhiều cá tôm được chế biến kiểu nội trợ có tay nghề và lòng hiếu khách, tuyệt không có rau má, khổ qua, thịt ba rọi…là những thứ cực ghét đến căm thù…Đặc thù ở gia đình này là vắng lặng và…ngủ rất sớm, 8 giờ anh bạn đã đóng cửa cho khách nằm một mình trong gió biển nhẹ lùa vào phòng! Chuyện văn chương thế sự nói ngoài quán!
Ngảy vui thường qua mau, cái vui càng êm lặng càng mau qua! Chuyến về, nói một cách hình thức chủ nghĩa là hơn một nửa của cuộc đi chơi, diễn ra êm ả cho tới khi…
Vượt phà Vàm Cống chạnh nhớ ngày xưa đã qua phà này ban đêm, ánh đèn vàng vọt, cảnh buồn và lệ chảy xuống hai má người thanh niên 24 tuổi trắng tay tình ái trắng cả danh vọng!
Đến trạm ngừng cho hành khách nghỉ ăn cơm. Xe miền Tây lên đậu san sát, hàng hóa phần nhiều là quà bánh, trái cây đặc sản…Xuống mua cho mấy đứa cháu bánh Pía, nem chua và ngồi vào bàn kêu cơm, thứ cơm dọc đường chẳng ai cần thương hiệu, khách cũng chỉ còn là những cái bao tử cồn cào ngốn như bò ăn cỏ! Khi trả tiền mới hay túi còn mấy đồng, hỏi chỗ xài thẻ ATM, đáp…cách gần hai cây số! Xe chỉ ngừng 30 phút, trời nắng chang chang làm sao đi về cho kịp? Lo toát mồ hôi thì bỗng anh bạn đường xa là một Tây ba lô người Pháp nằm giường bên ghé vào bàn! Văn minh Pháp hỏi lung tung tên các loại bánh, trái cây vài cây cầu và…lịch sự kiểu Pháp xin phép trả tiền! Avec plaisir! Cám ơn cứu tinh người Pháp, anh có biết gió trên những cây cầu sông Seine chiều nay lồng lộng trước một "Jean Valjean" hay không?
Còn nữa cái đoạn trường! Nghe tiếng nhà xe mới khách lên đường, nhìn chiếc xe to kểnh từ tử quay đầu bèn vội nhào lên ung dung nghĩ đến lũ cháu. Xe chạy vài phút, mới phát hiện không thấy hai tờ báo, cái áo gió và phát hiện thêm lên lầm xe! Toát mồ hôi, có tiếng điện thoại của chiếc xe “chính chủ” gọi hỏi đang ở đâu! Cuối cùng xuống đứng đợi giữa nắng chang chang chờ xe tới. Cám ơn một chút hiện đại, nếu như trước đây thì đồ đạc mất hết chỉ còn nước đi ăn xin lấy tiền về nhà!

Nói “Cũng được nửa chuyến đi” (an toàn) là như thế. Cám ơn lúa, cá,...buôn lậu, vượt biên! Cám ơn hiện đại, cám ơn chiếc xe tuyến Rạch Giá - Sài Gòn ngày 24 tháng 3 năm 2014, buổi chiều!

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

CHỢT VUI

                      Với người đẹp ngày nào mà chả đẹp
                      Với người vui năm tháng cũng vui theo
                      Đêm ngủ giật mình thấy bông hồng nằm cạnh
                      Dù cây khô cũng rung động ít nhiều

                      Hoa cho đời , A ha ! hoa cho ta
                      Vui biết mấy khi nghe hoa thỏ thẻ
                      Hết cả lòng em quý mến ông già
                      Không phai công đâu , ai nào kể lể

                      Vượt không gian hoa ùa vào án sách
                      Sách thơm lừng kỷ niệm buổi xa xưa
                      Năm tháng sẽ còn dài xin vui hết
                      Vin cành hoa trong trắng tựa học trò

                      Có cái gì mênh mông không đo nổi
                      Thời gian ơi , người bạn của ta ơi
                      Ta cám ơn thời gian dù xô đẩy
                      Mà cùng ta vui giữa giòng đời

                                                      C,D.M.        

KHÔNG " THẤY " EM ĐÂU

                        Chuyện đời khỏi nhìn cũng cười
                Bạn bè hợp ý thì thôi khỏi nhìn
                        Nhấp một ngụm cà phê đen
                Đắng tê đầu lưỡi nhớ em đắng lòng
                        Nhắm mắt rồi lại nhắm lòng
                Mà sao khói thuốc lòng vòng bên mi
                        Ờ em ở tận sao Khuê
                Mắt trần nhắm mở bờ mi mỏi mòn
                        Thâu đêm chẳng thấy trăng tròn
                Bóng em vằng vặc trong hồn cô đơn
                        " Nhìn " vào tấc dạ bồn chồn
                " Nhìn ra " chệnh choạng nỗi buồn không em
                        Em du ở xứ không tên
                Ta về tối mịt một miền mù khơi

                                                C.D.M.  

VỀ CHIỀU

                     Phố xá quê mình dạo thử chơi
                     Lang thang như lạ , chán chê đời
                     Xưa lắm nơi quen , còn chi nữa
                     Nay nhiều chốn cũ mất đâu rồi
                     Chợ tối đèn vàng hiu hắt đổ
                     Ngõ chiều lá đỏ dật dờ rơi
                     Phũ phàng giông gió buồn quê cũ
                     Chụp xuống màn mưa tối khắp trời

                                               C.D.M.