ĐẶC SẢN BẮC
Đọc Ký Ức Sơ Sài của Nguyễn Anh Khiêm số 20 mà đã quá ! Bạn mần văn Độc đáo quá ! Dí dỏm quá ! Đem cái Dỏm của thiên hạ Dí trở lại vào mặt thiên hạ ! Lấy cái Độc của thiên hạ cho trở đầu Đáo lại tặng thiên hạ ! Thật là Càn Khôn Đại Nã Di của Trương vô Kỵ !
Bớ ông bạn vàng này ! Cho tôi khen một phát nhé ! Nhưng cũng xin cho tôi góp ý một chút nhé ! Góp ý sau một tách trà tại tư gia , chứ khong phải góp ý trong một cuộc họp phê bình và tự phê đâu nhé ! Đừng vội cho rằng tôi không có " thành thực tính " mà không " tiếp thu thoải mái " nhé !
Chuyện rằng là như vầy : Bạn nói tụi ra Bắc học tập cải tạo phải gánh cái thứ " Đặc Sản " để bón rau , mà người ta gọi là phân Bắc , tức phân của tụi Bắc Kỳ !
Thực ra tụi Bắc Kỳ ăn rau mọc tại vườn , tại ao ít săn sóc lắm . Sau này bắt chước mấy anh Chệt Rẫy , trồng đại trà thành hàng thành lối , xăm soi từng gốc cây , bón phân đúng liều lượng , đúng thời kỳ , mà cái quý nhất được sản xuất ra từ ruột dồi ! Người ta gọi cái đó là phân Bắc bởi vì là phát minh của những người ở tuốt phương Bắc như thuốc Bắc , tế tân Bắc .....
Chính Trạng Quỳnh đã dùng cái Đặc Sản này ( mà chúa Trịnh sai lính tới ị ở nhà Quỳnh ) để chăm tưới những cây cải cho bự , tiến lên cho nhà chúa dùng . Được chúa khen ngon lắm ! ( Không hiểu cái thứ rau được trồng như thế này , ngày nay có được gọi là rau sạch không ? )
" Cái truyền thống " xài đặc sản này đã kéo dài hàng trăm năm , nhất là ở nơi đã chế biến ra nó , đã rút kinh nghiệm và đúc kết nên một nền nông nghiệp tiên tiến (!)
Cái thời Đại Nhẩy Vọt dưới triều trị vì của Mao Xếnh Xáng , hẳn là các điển hình tiên tiến của Đại Trại đã được nhân rộng ra toàn quốc và dĩ nhiên cái món quốc hồn quốc tuý đó không thể thiếu ở các hợp tác xã tiên tiến . Thế cho nên thơ của Triệu Dương mới được phổ biến tràn lan ra toàn quốc , thậm chí được dịch ra 160 thứ tiếng :
Cào ngọn cỏ không cho ăn mầu đất
Đốt đuốc soi sâu bướm suốt đêm dài
Từng hòn phân cũng nâng niu góp nhặt
Ngõ xóm , đường làng không cánh lá hoa rơi
Thật đúng là ở đất nước có truyền thống xài đặc sản đó mới sản sinh ra ông thi sĩ đặc sản đó và những em sinh viên đặc sản hết lòng nâng niu những đặc sản đó . Chứ ở đất nước đàn em thì dù có phát động thi đua cách mấy cũng không có một em sinh viên nào thích góp nhặt từng hòn phân một cách NÂNG NIU .
Cụ Nhiêu Tâm dân Vĩnh Long xưa cũng có bài vịnh cái món này :
Bao tử là cha , mẹ ruột dồi
.....
.....
Chấp chứa làm gì những giống hôi
thơ cụ có giọng khinh bạc " hắn " chứ không có giọng trân trong như ông Triệu Dương (!)
Tuy vậy , trong thời gian chiến tranh ác liệt , thiếu đói triền miên , thì những đứa con của bà mẹ ruột dồi lên giá lắm ! Bởi chúng có thể cải thiện bữa ăn hàng ngày của các gia đình , và góp phần đánh thắng giặc Mỹ !
Ông Xuân Vũ trong " Chuyện Tục Ở Một Vùng Thanh " có viết : Bộ Đội miềnNam tập kết ra ở Thanh
Hoá . Có hai nhóm được phân công ra ị ở hai hố xí gần nhau . Có hai bà nông dân
trong làng được thầu hai hố xí đó . Một bữa bà nọ thấy hố của bà kia nhiều hơn
hố mình , giận quá , do ghen ăn tức ở , không chịu được , bèn qua súc ăn cắp hố
bên kia . Rồi nghi ngờ , rình rập , bắt quả tang , chửi nhau hết nước hết cái ,
nhờ bộ đội phân xử !!!
Nếu không phải là đặc sản quý báu hạng nhất thì đâu đến nỗi người ta tốc váy vỗ đồm độp chửi nhau ... mời nhau ăn món này món kia chỉ vì giành giật nó .
Nhưng nói đi rồi cũng có nói lại . Tuy ta không giành được xuất xứ của từ ngữ " phân Bắc " của ông bạn láng giềng phương Bắc có truyền thống nâng niu từng hòn phân , nhưng của đáng tội , nói đổ xuống sông xuống bỉển , ta cũng vẫn khuyên nhau không nên phí của giời đối với những vị thuốc Bắc : " Nhân Trung Bạch " và " Nhân Trung Hoàng " (1)đó :
Đi dường thì đái vào chân (2)
Về nhà thì đái chuồng phân kẻo hoài
C.D.M.
10 - 2013
(1) - Theo Cương Mục Bản Thảo thì cứt đái đều là những vị thuốc ( thuốc Bắc )
- Nhân Trung Bạch : Chất muối đọng lại ở đáy nồi bọng ( nồi nước đái để dành tưới cây )
- Nhân Trung Hoàng: Người ta lấy cam thảo nút chặt một cái chai không rồi thả vào hố xí . Nước thấm qua nút chai cho một thứ nước vàng vàng !
(2) -Đi đường mót đái thì đái vào chân , vè nhà dội chân lấy nước lấy nước đó để dành tưới cây !
Đọc Ký Ức Sơ Sài của Nguyễn Anh Khiêm số 20 mà đã quá ! Bạn mần văn Độc đáo quá ! Dí dỏm quá ! Đem cái Dỏm của thiên hạ Dí trở lại vào mặt thiên hạ ! Lấy cái Độc của thiên hạ cho trở đầu Đáo lại tặng thiên hạ ! Thật là Càn Khôn Đại Nã Di của Trương vô Kỵ !
Bớ ông bạn vàng này ! Cho tôi khen một phát nhé ! Nhưng cũng xin cho tôi góp ý một chút nhé ! Góp ý sau một tách trà tại tư gia , chứ khong phải góp ý trong một cuộc họp phê bình và tự phê đâu nhé ! Đừng vội cho rằng tôi không có " thành thực tính " mà không " tiếp thu thoải mái " nhé !
Chuyện rằng là như vầy : Bạn nói tụi ra Bắc học tập cải tạo phải gánh cái thứ " Đặc Sản " để bón rau , mà người ta gọi là phân Bắc , tức phân của tụi Bắc Kỳ !
Thực ra tụi Bắc Kỳ ăn rau mọc tại vườn , tại ao ít săn sóc lắm . Sau này bắt chước mấy anh Chệt Rẫy , trồng đại trà thành hàng thành lối , xăm soi từng gốc cây , bón phân đúng liều lượng , đúng thời kỳ , mà cái quý nhất được sản xuất ra từ ruột dồi ! Người ta gọi cái đó là phân Bắc bởi vì là phát minh của những người ở tuốt phương Bắc như thuốc Bắc , tế tân Bắc .....
Chính Trạng Quỳnh đã dùng cái Đặc Sản này ( mà chúa Trịnh sai lính tới ị ở nhà Quỳnh ) để chăm tưới những cây cải cho bự , tiến lên cho nhà chúa dùng . Được chúa khen ngon lắm ! ( Không hiểu cái thứ rau được trồng như thế này , ngày nay có được gọi là rau sạch không ? )
" Cái truyền thống " xài đặc sản này đã kéo dài hàng trăm năm , nhất là ở nơi đã chế biến ra nó , đã rút kinh nghiệm và đúc kết nên một nền nông nghiệp tiên tiến (!)
Cái thời Đại Nhẩy Vọt dưới triều trị vì của Mao Xếnh Xáng , hẳn là các điển hình tiên tiến của Đại Trại đã được nhân rộng ra toàn quốc và dĩ nhiên cái món quốc hồn quốc tuý đó không thể thiếu ở các hợp tác xã tiên tiến . Thế cho nên thơ của Triệu Dương mới được phổ biến tràn lan ra toàn quốc , thậm chí được dịch ra 160 thứ tiếng :
Cào ngọn cỏ không cho ăn mầu đất
Đốt đuốc soi sâu bướm suốt đêm dài
Từng hòn phân cũng nâng niu góp nhặt
Ngõ xóm , đường làng không cánh lá hoa rơi
Thật đúng là ở đất nước có truyền thống xài đặc sản đó mới sản sinh ra ông thi sĩ đặc sản đó và những em sinh viên đặc sản hết lòng nâng niu những đặc sản đó . Chứ ở đất nước đàn em thì dù có phát động thi đua cách mấy cũng không có một em sinh viên nào thích góp nhặt từng hòn phân một cách NÂNG NIU .
Cụ Nhiêu Tâm dân Vĩnh Long xưa cũng có bài vịnh cái món này :
Bao tử là cha , mẹ ruột dồi
.....
.....
Chấp chứa làm gì những giống hôi
thơ cụ có giọng khinh bạc " hắn " chứ không có giọng trân trong như ông Triệu Dương (!)
Tuy vậy , trong thời gian chiến tranh ác liệt , thiếu đói triền miên , thì những đứa con của bà mẹ ruột dồi lên giá lắm ! Bởi chúng có thể cải thiện bữa ăn hàng ngày của các gia đình , và góp phần đánh thắng giặc Mỹ !
Ông Xuân Vũ trong " Chuyện Tục Ở Một Vùng Thanh " có viết : Bộ Đội miền
Nếu không phải là đặc sản quý báu hạng nhất thì đâu đến nỗi người ta tốc váy vỗ đồm độp chửi nhau ... mời nhau ăn món này món kia chỉ vì giành giật nó .
Nhưng nói đi rồi cũng có nói lại . Tuy ta không giành được xuất xứ của từ ngữ " phân Bắc " của ông bạn láng giềng phương Bắc có truyền thống nâng niu từng hòn phân , nhưng của đáng tội , nói đổ xuống sông xuống bỉển , ta cũng vẫn khuyên nhau không nên phí của giời đối với những vị thuốc Bắc : " Nhân Trung Bạch " và " Nhân Trung Hoàng " (1)đó :
Đi dường thì đái vào chân (2)
Về nhà thì đái chuồng phân kẻo hoài
C.D.M.
10 - 2013
(1) - Theo Cương Mục Bản Thảo thì cứt đái đều là những vị thuốc ( thuốc Bắc )
- Nhân Trung Bạch : Chất muối đọng lại ở đáy nồi bọng ( nồi nước đái để dành tưới cây )
- Nhân Trung Hoàng: Người ta lấy cam thảo nút chặt một cái chai không rồi thả vào hố xí . Nước thấm qua nút chai cho một thứ nước vàng vàng !
(2) -Đi đường mót đái thì đái vào chân , vè nhà dội chân lấy nước lấy nước đó để dành tưới cây !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét